Cây Si rô
Nhóm cây : | Cây thuốc, Cây bụi, Cây ăn quả |
---|---|
Có thể bạn sẽ thích : | |
Xem: Hỏi đáp, đố vui, truyện cười - ngụ ngôn |
Cây si rô, tên khoa học là Carissa carandas, thuộc họ Dừa cạn (Apocynaceae), phân bố ở nhiều nước châu Á.
Cây Si rô thuộc loại tiểu mộc, mọc thành bụi, cao 2 – 4m, cành nhánh sum suê, có gai nhọn, một số gai phân nhánh thành 2 mũi nhọn. Quả mập, trắng, bằng quả nho, lúc non màu trắng, đỏ rồi chín đen. Quả non rất chua, có thể giã với ớt tỏi, làm nước mắm thay chanh. Quả chín có thể ăn được như nho, hoặc làm rượu, ngâm rượu, làm si rô, làm mứt. Cây si rô thường được trồng làm cây cảnh.
Lá thường xanh, mọc đối, lá nguyên, dài 4 – 7cm, hai đầu tròn, mút lá hơi nhọn hay khuyết vào. Cuống lá ngắn khoảng 2 – 3mm. Bứt lá, cành, quả đều chảy mủ trắng. Hoa tụ tán ở ngọn cành, vàng hoa có ống hường, hoa đỏ hoặc trắng.
Các tỉnh phía Nam còn có một loài tương tự gọi là Si rô Nam Bộ, hoa trắng hay hường. Quả lúc non màu lục, già hơi trắng và chín thì đỏ thẫm.
Cây Si rô thường được trồng làm cây cảnh hoặc hàng rào. Có thể trồng đại trà tại các vùng đồi hoang để khai thác quả. Tuy mủ quả hơi độc, nhưng vì chua nên không ăn được nhiều và không sợ ngộ độc. Bứt cuống quả chờ cho chảy bớt mủ rồi hãy ăn. Mỗi lần không nên ăn quá 10 quả. Quả non rất chua, có thể giã với ớt tỏi, làm nước mắm thay chanh. Quả chín có thể ăn được như nho, hoặc làm rượu, ngâm rượu, làm si rô, làm mứt.
Cách làm si rô: hái quả chín, hoặc xanh (trắng), bứt cuống cho chảy bớt mủ rồi rửa sạch. Cho vào rổ đặt trên thau chậu, chà nát để lấy phần dịch quả trong chậu. Cho dịch quả vào nồi nấu với lửa nhỏ, thêm đường cát theo tỉ lệ 1 phần dịch quả và 1,5 – 2 phần đường. Nấu sôi 20 – 30 phút. Nhắc xuống, lượt bỏ xác, cho vào chai sạch để dành dùng dần. Mỗi lần cho 2 muỗng canh Si rô vào ly, thêm nước và đá là có thể dùng. Si rô này có tính lợi mật, lợi sữa, giải khát.
Rễ cây được dùng làm thuốc kiện vị và trị sán lãi. Liều dùng 6g rễ khô sắc uống.
Lá thường xanh, mọc đối, lá nguyên, dài 4 – 7cm, hai đầu tròn, mút lá hơi nhọn hay khuyết vào. Cuống lá ngắn khoảng 2 – 3mm. Bứt lá, cành, quả đều chảy mủ trắng. Hoa tụ tán ở ngọn cành, vàng hoa có ống hường, hoa đỏ hoặc trắng.
Các tỉnh phía Nam còn có một loài tương tự gọi là Si rô Nam Bộ, hoa trắng hay hường. Quả lúc non màu lục, già hơi trắng và chín thì đỏ thẫm.
Cây Si rô thường được trồng làm cây cảnh hoặc hàng rào. Có thể trồng đại trà tại các vùng đồi hoang để khai thác quả. Tuy mủ quả hơi độc, nhưng vì chua nên không ăn được nhiều và không sợ ngộ độc. Bứt cuống quả chờ cho chảy bớt mủ rồi hãy ăn. Mỗi lần không nên ăn quá 10 quả. Quả non rất chua, có thể giã với ớt tỏi, làm nước mắm thay chanh. Quả chín có thể ăn được như nho, hoặc làm rượu, ngâm rượu, làm si rô, làm mứt.
Cách làm si rô: hái quả chín, hoặc xanh (trắng), bứt cuống cho chảy bớt mủ rồi rửa sạch. Cho vào rổ đặt trên thau chậu, chà nát để lấy phần dịch quả trong chậu. Cho dịch quả vào nồi nấu với lửa nhỏ, thêm đường cát theo tỉ lệ 1 phần dịch quả và 1,5 – 2 phần đường. Nấu sôi 20 – 30 phút. Nhắc xuống, lượt bỏ xác, cho vào chai sạch để dành dùng dần. Mỗi lần cho 2 muỗng canh Si rô vào ly, thêm nước và đá là có thể dùng. Si rô này có tính lợi mật, lợi sữa, giải khát.
Rễ cây được dùng làm thuốc kiện vị và trị sán lãi. Liều dùng 6g rễ khô sắc uống.
Xem thêm
Bình luận trên facebook