7 loại cây bonsai dễ trồng
Thứ 4, ngày 21/05/2014 17:01:50
Bonsai không kén người chơi. Điều đó sẽ được chứng minh qua 7 loại cây dễ trồng và chăm sóc, mời các bạn tham khảo và hãy thêm cho cho căn nhà của mình một chậu cây xanh nghệ thuật này.
1. Cây Sanh
Cây Sanh
Là loại cây rất thông dụng và dễ trồng. Sanh phát triển nhanh nên bạn cần thường xuyên cắt tỉa cành để giữ dáng. Một năm, bạn cần nhặt lá, tỉa cành ít nhất 2, 3 lần. Cứ khoảng 2 năm, bạn nên thay đất một lần. Nhớ kết hợp tạo dáng cho bộ rễ.
2. Cây Sam
Cây Sam
Là loại cây cành nhỏ, ngắn nên dễ tạo tán đẹp. Muốn tán xòe rộng bạn nên tỉa lá bấm dăm (ngọn cây) để tạo cành. Thời điểm phù hợp là tháng tư và tháng chạp âm lịch hàng năm. Sam ưa nước, vì thế bạn nên tưới ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.
3. Mai chiếu thủy
Mai chiếu thủy
Là loại cây thân đốt, mỗi năm rụng đốt một lần. Không chỉ dáng đẹp, mai chiếu thủy còn có hoa rất thơm. Đây cũng là loại cây ưa nước. Để cây sống bền và khỏe, thỉnh thoảng bạn nên hòa vài hạt muối vào nước rồi tưới cho cây.
4. Cây me cảnh
Cây me cảnh
Có lá và thân đều đẹp. Để cây vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng nhưng không phát triển lớn, bạn nên tưới phân lân mỗi tuần một lần (để hãm cây).
5. Khế cảnh (miền Nam gọi là khế gân)
Cây khế cảnh
Không chỉ có thân và dáng già, vẻ xưa cổ, khế cảnh còn có lá mọc rũ đẹp mắt. Bạn chỉ cần tưới ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát.
6. Cây Du
Cây Du
Có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng lại rất thích hợp với thổ nhưỡng của Việt Nam. Cây thường có bộ dễ nổi trên mặt đất, rất đẹp. Vì khí hậu nên phần cổ ngọn (phía trên cây) rất phát triển. Trồng loại cây này, bạn cần chú ý cắt tỉa thường xuyên để hãm không cho những cành lớn phát triển to quá.
7. Cây Tùng tuyết
Cây Tùng tuyết
Là loại cây lá nhỏ, thân xù xì mang dáng dấp cổ thụ. Khoảng thời gian thích hợp nhất để tạo dáng cho cây là từ tháng chín năm trước đến tháng ba âm lịch năm sau. Đây là lúc thu nhựa về nên nhựa đặc cây khỏe. Tùng Tuyết không ưa nắng. Vì thế, bạn nên đặt ở nơi râm, mát.
Cây Sanh
Là loại cây rất thông dụng và dễ trồng. Sanh phát triển nhanh nên bạn cần thường xuyên cắt tỉa cành để giữ dáng. Một năm, bạn cần nhặt lá, tỉa cành ít nhất 2, 3 lần. Cứ khoảng 2 năm, bạn nên thay đất một lần. Nhớ kết hợp tạo dáng cho bộ rễ.
2. Cây Sam
Cây Sam
Là loại cây cành nhỏ, ngắn nên dễ tạo tán đẹp. Muốn tán xòe rộng bạn nên tỉa lá bấm dăm (ngọn cây) để tạo cành. Thời điểm phù hợp là tháng tư và tháng chạp âm lịch hàng năm. Sam ưa nước, vì thế bạn nên tưới ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều mát.
3. Mai chiếu thủy
Mai chiếu thủy
Là loại cây thân đốt, mỗi năm rụng đốt một lần. Không chỉ dáng đẹp, mai chiếu thủy còn có hoa rất thơm. Đây cũng là loại cây ưa nước. Để cây sống bền và khỏe, thỉnh thoảng bạn nên hòa vài hạt muối vào nước rồi tưới cho cây.
4. Cây me cảnh
Cây me cảnh
Có lá và thân đều đẹp. Để cây vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng nhưng không phát triển lớn, bạn nên tưới phân lân mỗi tuần một lần (để hãm cây).
5. Khế cảnh (miền Nam gọi là khế gân)
Cây khế cảnh
Không chỉ có thân và dáng già, vẻ xưa cổ, khế cảnh còn có lá mọc rũ đẹp mắt. Bạn chỉ cần tưới ngày 2 lần vào buổi sáng sớm và buổi chiều mát.
6. Cây Du
Cây Du
Có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng lại rất thích hợp với thổ nhưỡng của Việt Nam. Cây thường có bộ dễ nổi trên mặt đất, rất đẹp. Vì khí hậu nên phần cổ ngọn (phía trên cây) rất phát triển. Trồng loại cây này, bạn cần chú ý cắt tỉa thường xuyên để hãm không cho những cành lớn phát triển to quá.
7. Cây Tùng tuyết
Cây Tùng tuyết
Là loại cây lá nhỏ, thân xù xì mang dáng dấp cổ thụ. Khoảng thời gian thích hợp nhất để tạo dáng cho cây là từ tháng chín năm trước đến tháng ba âm lịch năm sau. Đây là lúc thu nhựa về nên nhựa đặc cây khỏe. Tùng Tuyết không ưa nắng. Vì thế, bạn nên đặt ở nơi râm, mát.
Bình luận trên facebook