Kỹ thuật tạo dáng, lá, chồi cây cảnh
Thứ 6, ngày 16/05/2014 11:04:57
Kỹ thuật tạo dáng cho lá nằm trong kỹ xảo hãm cây phát triển, làm cây lùn đi, chỉnh sửa để cải thiện hình dáng, thúc cây mọc thêm cành… nhằm nâng cao thẩm mỹ. Đây là một khâu không thể thiếu được trong kỹ thuật chăm sóc cây cảnh.
1. Ngắt bỏ chồi
Khi cây đâm chồi, dùng tay ngắt bỏ đầu ngọn chồi để thúc chồi nách phát triển mạnh hơn, cũng là cách để hãm cây phát triển quá nhanh và thúc cây đâm thêm chồi khác.
Khi ngắt búp đầu cành cũng cần giữ lại mầm ở đầu cành, ngắt bỏ những mầm không cần. Việc chỉnh sửa này cần xem xét đặc tính từng loại cây mà thực hiện. Đối với cây thông mọc kiểu vòng quanh mầm đỉnh rất phát triển.
Nếu muốn cây mọc dày lá ngắn, khi đâm chồi mới, trước khi mọc lá, ngắt bỏ ½ lõi tâm, mỗi năm ngắt lõi tâm vài lần. Riêng cây họ bách nhất thiết phải dùng tay không được dùng dao, nếu không vết thương sẽ có màu gỉ sắt, ảnh hưởng đến mỹ quan. Thực hiện vào đầu hè, ngắt lá non 1 lần, tới đầu thu, mọc thêm chồi mới lại ngắt bỏ búp đầu cành, để cây phát triển mạnh mẽ. Đối với những cây dễ đâm chồi, sau mỗi lần đâm chồi mới lại ngắt bỏ chồi ngọn, như thế cây sẽ mọc dày cành, dày lá hơn.
2. Ngắt bỏ chồi mầm không cần
Đối với những mầm, cành mới mọc không cần cho tạo hình sau này, bất kỳ vào thời điểm nào cũng phải loại bỏ.
3. Ngắt lá
Ngắt bớt lá nhằm mục đích thúc đẩy câu trong một năm mọc mới vài lần lá. Khi cây mọc lá mới sẽ làm tăng giá trị thẩm mỹ cho cây, nhất là đối với cây ngắn lá như Thạch lựu, Thiết mộc lan để tới mùa thu mọc thêm lá mới, mùa đông lá cây chuyển sang màu đỏ. Với cây Tước mai, nếu ngắt lá, lá mới mọc sẽ dài hơn, xanh hơn, màu sắc đẹp hơn.
Ngắt lá ngoài mục đích kéo dài thời gian thưởng ngoạn còn làm cho cây mọc thêm chồi cành mới, thay đổi bộ mặt cho cây.
Trước khi ngắt lá, cần tưới phân đạm 1 – 2 đợt, chuyển chậu cây ra nơi có đủ ánh nắng để cây quang hợp tốt, có đủ sức ra lá mới. Chỉ cắt bỏ phiến lá còn cuống lá thì giữ lại. Với những cây phát triển mạnh, có thể ngắt bỏ một lần những lá già. Với những cây tương đối yếu có thể bắt đầu từ ngọn đi xuống. Cắt bỏ 2/3 giữ lại 1/3 để là còn quang hợp được, cây vẫn có thể ra lá mới.
Lá cây đã bị cắt bỏ, trên cây chỉ có các cành, lượng bốc hơi nước trên mặt lá giảm đi, cần khống chế thích hợp độ ẩm gốc cây, tránh ẩm ướt quá mà ảnh hưởng đến sinh trưởng. Khoảng 20 ngày sau, cây mọc lá trở lại.
4. Sửa vòm
Đây là công đoạn cuối cùng của việc tạo hình cho cây cảnh, tạo ra ngoại hình cho cây. Khi chỉnh sửa, cần dựa theo ý đồ tạo hình đã dự kiến – kích thước vòm, hình dáng, độ dày. Đối với các vòm có ngoại hình nhỏ, chưa đáng để chỉnh sửa, tạm thời để lại, chỉ nên chỉnh sửa những vòm đã đủ kích thước, hoặc quá kích thước yêu cầu. Chỉnh sửa ngoài rìa vòm nhằm hoãn nó phát triển.
Thông thường, vòm cành ở hai bên cần phải to ở phía sai và phía trước nhỏ, vị trí phía trước sau và ở giữa vòm chỉnh sửa thành vòm cung là tốt nhất. Như thế sẽ phù hợp với phát triển tự nhiên của cây cối.
Việc chỉnh sửa còn phải phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại cây, ngoại hình của cây. Ví dụ, với vòm cây ở chậu nhỏ, cần mỏng. Chậu cây cỡ trung và cỡ đại phải dày hơn.
Với cây lá nhỏ, vòm cần dầy, cây lá phiến to vòm mỏng.
Việc chỉnh sửa vòm lá làm cho hình tượng của vòm và tổng thể cây có sự so sánh với nhau. Một cây cảnh được tạo hình chỉnh sửa thỏa đáng giống như ta thay bộ “thời trang” đúng mốt cho nó.
Khi cây đâm chồi, dùng tay ngắt bỏ đầu ngọn chồi để thúc chồi nách phát triển mạnh hơn, cũng là cách để hãm cây phát triển quá nhanh và thúc cây đâm thêm chồi khác.
Khi ngắt búp đầu cành cũng cần giữ lại mầm ở đầu cành, ngắt bỏ những mầm không cần. Việc chỉnh sửa này cần xem xét đặc tính từng loại cây mà thực hiện. Đối với cây thông mọc kiểu vòng quanh mầm đỉnh rất phát triển.
Nếu muốn cây mọc dày lá ngắn, khi đâm chồi mới, trước khi mọc lá, ngắt bỏ ½ lõi tâm, mỗi năm ngắt lõi tâm vài lần. Riêng cây họ bách nhất thiết phải dùng tay không được dùng dao, nếu không vết thương sẽ có màu gỉ sắt, ảnh hưởng đến mỹ quan. Thực hiện vào đầu hè, ngắt lá non 1 lần, tới đầu thu, mọc thêm chồi mới lại ngắt bỏ búp đầu cành, để cây phát triển mạnh mẽ. Đối với những cây dễ đâm chồi, sau mỗi lần đâm chồi mới lại ngắt bỏ chồi ngọn, như thế cây sẽ mọc dày cành, dày lá hơn.
2. Ngắt bỏ chồi mầm không cần
Đối với những mầm, cành mới mọc không cần cho tạo hình sau này, bất kỳ vào thời điểm nào cũng phải loại bỏ.
3. Ngắt lá
Ngắt bớt lá nhằm mục đích thúc đẩy câu trong một năm mọc mới vài lần lá. Khi cây mọc lá mới sẽ làm tăng giá trị thẩm mỹ cho cây, nhất là đối với cây ngắn lá như Thạch lựu, Thiết mộc lan để tới mùa thu mọc thêm lá mới, mùa đông lá cây chuyển sang màu đỏ. Với cây Tước mai, nếu ngắt lá, lá mới mọc sẽ dài hơn, xanh hơn, màu sắc đẹp hơn.
Ngắt lá ngoài mục đích kéo dài thời gian thưởng ngoạn còn làm cho cây mọc thêm chồi cành mới, thay đổi bộ mặt cho cây.
Trước khi ngắt lá, cần tưới phân đạm 1 – 2 đợt, chuyển chậu cây ra nơi có đủ ánh nắng để cây quang hợp tốt, có đủ sức ra lá mới. Chỉ cắt bỏ phiến lá còn cuống lá thì giữ lại. Với những cây phát triển mạnh, có thể ngắt bỏ một lần những lá già. Với những cây tương đối yếu có thể bắt đầu từ ngọn đi xuống. Cắt bỏ 2/3 giữ lại 1/3 để là còn quang hợp được, cây vẫn có thể ra lá mới.
Lá cây đã bị cắt bỏ, trên cây chỉ có các cành, lượng bốc hơi nước trên mặt lá giảm đi, cần khống chế thích hợp độ ẩm gốc cây, tránh ẩm ướt quá mà ảnh hưởng đến sinh trưởng. Khoảng 20 ngày sau, cây mọc lá trở lại.
4. Sửa vòm
Đây là công đoạn cuối cùng của việc tạo hình cho cây cảnh, tạo ra ngoại hình cho cây. Khi chỉnh sửa, cần dựa theo ý đồ tạo hình đã dự kiến – kích thước vòm, hình dáng, độ dày. Đối với các vòm có ngoại hình nhỏ, chưa đáng để chỉnh sửa, tạm thời để lại, chỉ nên chỉnh sửa những vòm đã đủ kích thước, hoặc quá kích thước yêu cầu. Chỉnh sửa ngoài rìa vòm nhằm hoãn nó phát triển.
Thông thường, vòm cành ở hai bên cần phải to ở phía sai và phía trước nhỏ, vị trí phía trước sau và ở giữa vòm chỉnh sửa thành vòm cung là tốt nhất. Như thế sẽ phù hợp với phát triển tự nhiên của cây cối.
Việc chỉnh sửa còn phải phụ thuộc vào đặc điểm của từng loại cây, ngoại hình của cây. Ví dụ, với vòm cây ở chậu nhỏ, cần mỏng. Chậu cây cỡ trung và cỡ đại phải dày hơn.
Với cây lá nhỏ, vòm cần dầy, cây lá phiến to vòm mỏng.
Việc chỉnh sửa vòm lá làm cho hình tượng của vòm và tổng thể cây có sự so sánh với nhau. Một cây cảnh được tạo hình chỉnh sửa thỏa đáng giống như ta thay bộ “thời trang” đúng mốt cho nó.
Xem thêm :
- Kỹ thuật cấy ghép thân cành
- Tạo rễ buông và rải vụ hoa cho lộc vừng
- Cách làm cho cây sung ra nhiều quả và đúng chỗ mong muốn
- Cách trồng và chăm sóc cây đỗ quyên
- Kỹ thuật chăm sóc cây Vạn niên Tùng ( Tùng La Hán )
- Dáng thế thập toàn cây cảnh cổ
- 11 cây cảnh đẹp làm sạch không khí
- 7 loài cây "cầu an" nên trồng
- Top cây cảnh đẹp giúp sự nghiệp thăng tiến
- Đôi điều về cây dáng nhân văn
Bình luận trên facebook